Quy trình sản xuất một sản phẩm cơ khí

Việc chuẩn bị trước khi chế tạo bao gồm hai bước:

Bước I:Tính toán thiết kế,  đó là quá trinh khởi  thảo,  tính  toán,  thiết  kế ra một  dạng  sản  phẩm.  Nó là kết quả  tích  lũy kinh  nghiệm,  sử dụng  những  thành tựu  khoa học kỹ thuật để sáng tạo ra những công trình  (sản vật) mỗi  ngày càng hoàn  thiện  hơn,  phù  hợp với  yêu  cầu  ngày  càng  cao của con  người  và trình độ phát triển của xã hội.  Sản phẩm  của thiết kế là bản vẽ kỹ thuật, trong đó tập hợp các  hình  thái  nhằm  thể hiện đầy đủ  hình  dáng,  kích thước,  vật  liệu, dung  sai  và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nhìn vào bản vẽ có thể hình dung ra cấu tạo, vị trí, chức năng và nguyên lý hoạt động của chi tiếì đó.

quy-trinh-san-xuat

Bản vẽ kỹ  thuật có thể được biểu diễn dưới dạng hmh không gian theo một hệ trục toạ độ nào đó gọi  là hình chiếu  trục đo hoặc  dưới  dạng các  hình chiếu. Chúng  có  thể  ỉà  bản  vẽ  chi  tiết  dùng  cho quá  trình  gia  công,  chế tạo;  hoặc  là bản vẽ tổng dùng cho lắp ráp hoặc gia công liên kết  các chi tiếl hoặc toàn máy. Chúng  có  thể  là  bản  vẽ  nguyên  công  đùng  để  xây  dựng  quy  trình  công  nghệ hay  lập dự toán  phục  vụ  cho  gia  công  hay  chí đạo  sản  xuất.  Tất  cả các  bản  vẽ phải đảm bảo đúng các yêu cầu về qui định, qui  phạm và các chỉ tiêu của vẽ kỹ thuật. Trên bản vẽ phải  có đầy đỏ  các ký hiệu về kích thước,  độ bóng,  yêu cầu kỹ thuật…

Bước 2: Qui  trình  công  nghệ.  Qui  trình  công  nghệ  là  một  phần  của  quá trình  sản  xuất  nhàm  trực  tiếp ỉàm  thay đổi  trạng  thái  của đối  tượng  sản  xuất theo  một  thứ  tự  chật  chẽ,  bằng  một  công  nghệ  nhất  định.  Ví  dụ  qui  trình công  nghệ  chế tạo  chi  tiết  máy  trong  cơ khí  nhằm  biến  đổi  gang,  thép  nhờ quá  trình  công  nghệ  đúc  hoặc  rèn  dập…  để  tạo  phôi,  sau  đó  là  quá  trình công  nghệ  gia  cồng cơ khí  nhàm  tạo ra hình dáng,  kích thước,  độ bóng,  độ chính  xác  của  chi  tiết.  Qui  trình  công  nghệ  nhiệt  luyện  nhằm  thay  đổi  tính chất  vật  lý  của  vật  liệu  chi  tiết  như độ  cứng,  độ  b ền …  Qui  trình  công  nghệ lắp  ráp  lại  nhằm  liên  kết  các  chi  tiết  máy  theo  các  vị  trí  tương  quan  cùa chúng để tạo thành  sản phẩm hoàn chỉnh.

Tin Liên Quan