Cố vấn thân cận Tổng thống Hàn Quốc ‘dính’ cáo buộc tham nhũng

Trong số các tập đoàn lớn bị 2 cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc ép quyên tiền có Samsung, Huyndai và LG Group.

Các công tố viên đang điều tra các cáo buộc đối với 2 cố vấn của Tổng thống Park Guen-hye là Choi Soon-sil và Ahn Chong-bum về việc lợi dụng ảnh hưởng để ép các tập đoàn lớn như Samsng, Huyndai, SK Group và LG Group đóng tiền quyên góp vào 2 quỹ phi lợi nhuận.

Các phương tiện truyền thông cho biết, 2 quỹ này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sau khi về hưu của Tổng thống. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về các cáo buộc này cũng như các tuyên bố cho rằng, cố vấn của Tổng thống đã sử dụng quỹ này để mua bất động sản ở nước ngoài và trả tiền cho việc học của con gái. Người đứng đầu của trường Đại học Ewha Womans đã phải từ chức trước nhiều ý kiến cho rằng trường đã có sự ưu đãi đối với con gái bà Choi.

Co van than can Tong thong Han Quoc 'dinh' cao buoc tham nhung - Anh 1

Tổng thống Park Guen-hye đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong sự nghiệp chính trị.

Các cáo buộc đối với 2 cố vấn thân cận lâu năm đang châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong sự nghiệp của bà Park Guen-hye.

Vụ bê bối đã trở thành tâm điểm của một cuộc kiểm toán của Quốc hội và đang cản trở những nỗ lực của Tổng thống Park Guen-hye trong việc cải cách luật lao động và phục hồi nền kinh tế đang suy giảm trong 18 tháng còn lại trong nhiệm kỳ của mình.

Bà Park Guen-hye hôm thứ Năm (20/10) đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng về các cáo buộc, cảnh báo rằng bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật đều phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc.

“Bê bối này là một ví dụ điển hình của tình trạng tư bản thân hữu”, Choi Jang-jip – Giáo sư danh dự tại Đại học Hàn Quốc cho biết. “Tổng thống Park sẽ nhanh chóng mất sự ủng hộ vì đánh mất niềm tin nơi người dân”.

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Park Guen-hye đang ở mức thấp nhất (26%) kể từ khi bà nắm quyền vào tháng 2/2013.

Các chính trị gia đối lập đã kêu gọi một cuộc điều tra của quốc hội và bổ nhiệm một công tố viên độc lập đặc biệt để điều tra vụ việc. Các nhà lập pháp đối lập cũng ám chỉ việc có thể tẩy chay các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế hàng đầu của Tổng thống, như việc cải cách lao động và từ chối thông qua ngân sách năm tới.

Cũng có một số lời kêu gọi giải tán FKI, ngày càng được xem như một biểu tượng của sự thông đồng giữa các chính trị gia và doanh nhân. Chính phủ đã sử dụng Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (KFI), một nhóm vận động hàng lang để gây quỹ từ các tập đoàn lớn, ông Bahk Byoung-won – Chủ tịch Liên đoàn sử dụng lao động Hàn Quốc cho biết.

Tin Liên Quan