CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

Các phương pháp gia công cơ khí

Ngày nay, để cho ra đời một sản phẩm (chi tiết máy, thiết bị, khuôn mẫu hoặc các loại sản phẩm khác) thì chúng ta cần phải trải qua nhiều công đoạn và nhiều máy móc để hỗ trợ một cách hiệu quả. Kỹ thuật gia công cơ khí hiện nay thường có 2 phương pháp là: phương gia công không phôi và các phương pháp gia công cắt gọt.

  • Phương pháp gia công không phôi: chủ yếu gồm các phương pháp như đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán ép… Sản phẩm cho ra từ phương pháp này thường là các khơi phẩm, chúng là chỉ mới được tạo hình sơ bộ, còn thô và độ nhẵn không cao.
  • Phương pháp gia công cắt gọt (còn được gọi là gia công có phôi): gốm các phương pháp như tiện, phay, bào, doa, khoan… Sản phẩm ra đời từ kỹ thuật gia công này sẽ đạt được hình dáng và kích thước yêu cầu của chi tiết, sản phẩm đã có độ nhẵn và độ chính xác khá cao. Đây là một quá trình công nghệ rất quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy.

Ngoài 2 kỹ thuật gia công cơ khí trên vẫn còn nhiều phương pháp gia công cơ khí rất mới và hiện đại như: gia công tia lửa điện, gia công bằng tia laser hay gia công bằng sóng siêu âm… Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì những hạn chế về mặt kỹ thuật hoặc do giá thành máy móc quá cao, chưa được ứng dụng rộng rãi ở các đơn vị công xưởng sản xuất.
Các hình thức gia công cơ khí thường gặp

Để phân loại các hình thức gia công cơ khí người ta thường dựa vào cách xác định khối lượng kim loại bị cắt khỏi vật liệu thô ban đầu là nhiều hay ít. Nếu số lượng kim loại này bị cắt khỏi chi tiết gia công theo từng lát cắt của các máy công cụ (thường là các máy CNC). Bên cạnh đó, bạn có thể xác định các hình thức gia công cơ khí dựa vào độ nhẵn của bề mặt chi tiết sau khi gia công.

Một số hình thức chính của kỹ thuật gia công cơ khí:

Gia công thô: phương pháp gia công này giúp chi tiết được cắt gọt đi một lượng lớn dư gia công trên phôi nhằm đạt được dạng hình học cơ bản ban đầu mà sản phẩm yêu cầu. Một số chi tiết chỉ yêu cầu gia công thô là đủ vì những sản phẩm này ra đời không đòi hỏi phải có độ nhẵn và độ chính xác cao. Tuy nhiên, trường hợp vật liệu có lượng gia công quá nhiều, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện bước phá gia công ban đầu trước khi tiến hành gia công thô.

Dù được gọi là gia công thô nhưng những sản phẩm cũng phải đạt đến độ chính xác và độ nhẵn quy định.

Gia công tinh: đây là công đoạn được thực hiện sau khi sản phẩm đã được gia công thô ở bước trước. Lượng gia công bị lấy đi ở bước này tương đối ít và mỏng, vì vậy dụng cụ cắt sử dụng trong quá trình gia công tinh được bảo vệ tương đối an toàn. Sản phẩm ra đời có độ chính xác và độ nhẵn cao hơn so với gia công thô.

Gia công láng: đây là công đoạn cần thực hiện đối với những chi tiết yêu cầu cần có độ chính xác và độ nhẵn cao sau khi cắt gọt. Sau khi được gia công láng sản phẩm bị lấy đi một lớp dư gia công rất mỏng, giúp sản phẩm có độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao nhất.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt, chi tiết gia công có yêu cầu khắt khe, ta phải thêm công đoạn gia công siêu tinh.

Để biết thêm chi tiết, xin quý khách vui lòng xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn VGB vina

Địa chỉ:Số 37, ngách 15, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà máy : Khu dân cư mới Phượng Trì, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Mobile:    (+84) 989 958 160   ;    (+84) 906 0905 39

Email: vgbvina@gmail.com

Tin Liên Quan