Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo tăng trưởng ngành thép năm 2018 đạt 20 – 22%, trong đó, thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%. Giải thích cho triển vọng tươi sáng ngành thép năm 2018, ông Sưa cho biết Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 6,7%. Nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản sẽ được triển khai trong năm nay do vậy nhu cầu sắt thép tiếp tục tăng. lớp học kế toán thực hành tại hà nội
Theo ông Sưa, Fomosa đã đưa lò cao số 1 hoạt động từ tháng 7/2017. Dự kiến đến năm 2018, lò cao số 2 tiếp tục được vận hành, cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng, thép thanh, thép dây cho thị trường với tổng công suất khoảng 7 triệu tấn/năm. Điều này góp phần đưa sản xuất thép cuộn cán nóng tăng 154% so với năm 2017. ngành xuất nhập khẩu học trường nào
Tập đoàn Hòa Phát cũng đang đầu tư xây dựng lò cao tại Quảng Ngãi dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2019 với công suất 2 triệu tấn thép thanh và thép dây/năm trong giai đoạn 1; giai đoạn 2 sẽ đóng góp 3 triệu tôn cuộn cán nóng.Dự án dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu của Tập đoàn Hoa Sen tại Bình Định dự kiến sẽ đóng góp 350.000 tấn. Dự án cán thép xây dựng của các công ty Tung Ho, Pomina, Việt- Ý dự kiến sẽ đóng góp thêm 600.000 tấn mỗi năm.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất các sản phẩm thép trong năm 2017 đạt hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Bán hàng sản phẩm thép các loại năm 2017 đạt 18,9 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016.
Đặc biệt, sản lượng tôn mạ và màu, ống thép và thép xây dựng tăng trưởng mạnh nhất. Theo đó, sản lượng tôn mạ và tôn phủ màu trong năm 2017 của toàn ngành đạt 4,5 triệu tấn, tăng 33,6% so với năm 2016. Bán hàng đạt 3,6 triệu tấn, tăng 22,1%.
Sản lượng và bán hàng thép xây dựng tăng lần lượt 14,6% và 13,8% đạt 9,9 triệu tấn và 9,8 triệu tấn.
Xuất khẩu ngành thép trong năm 2017 đạt 5,5 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm 2016, đem về 3,6 tỷ USD, tăng 45,4%.
Tuy nhiên, các vụ điều tra phòng vệ thương mại vẫn tiếp tục là thách thức lớn mà ngành thép Việt tiếp tục phải đối mặt. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, trong đó có 30 vụ liên quan đến ngành thép. Nhiều vụ còn đang kéo sang năm 2018.
Trong năm 2017, Việt Nam đã áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tương đối hiệu quả. Sang năm 2018, Việt Nam vẫn phải tiếp tục sử dụng các biện pháp này nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Ông Chu Đức Khải- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến nghị trong xu thế hội nhập các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác song phương, đa phương thông qua hiệp hội nhằm tiếp cận thị trường mới. Các doanh nghiệp thép Việt Nam ngoài việc quan tâm tới các thị trường truyền thống như ASEAN, Mỹ, EU cũng cần quan tâm đến các thị trường khác. Điều này có tác dụng đề phòng các rào cản thương mại đã và đang được dựng lên ngày càng nhiều nhằm bảo vệ sản xuất ở các thị trường nước ngoài. Một số doanh nghiệp đủ mạnh cần phải có tầm nhìn xa hơn (5-10 năm) trong lĩnh vực đầu tư ra ngoài ngoài, ở những nơi đang còn trống vắng các doanh nghiệp thép sở tại (châu Phi, Nam Mỹ..) phòng khi thị trường truyền thống gặp khó khăn.