Nhôm ép Việt Nam thoát điều tra chống trợ cấp tại Australia

Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã ra thông báo về quyết định chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm nhôm ép Việt Nam, do các nhà sản xuất/xuất khẩu đã không nhận được bất cứ trợ cấp có thể đối kháng nào từ Chính phủ Việt Nam

Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) thuộc Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học nước này đã thông báo về việc chấm dứt một phần vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm ép từ Việt Nam và Malaysia.

Theo đó, ADC chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp với Việt Nam; chấm dứt một phần vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với Malaysia.

Cụ thể: đối với Việt Nam, ADC đã xác định rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam đã không nhận được bất cứ trợ cấp có thể đối kháng nào từ Chính phủ Việt Nam cho sản phẩm bị điều tra trong giai đoạn điều tra hoặc các nhà sản xuất/xuất khẩu có nhận được trợ cấp có thể đối kháng từ Chính phủ trong giai đoạn điều tra nhưng lượng trợ cấp không vượt quá mức tối thiểu (negligible).

Do đó, ADC đã quyết định chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp với Việt Nam.

Nhôm ép xuất khẩu của Việt Nam đã thoát vụ việc điều tra chống trợ cấp tại Australia sau một thời gian bị nước này điều tra.
Nhôm ép xuất khẩu của Việt Nam đã thoát vụ việc điều tra chống trợ cấp tại Australia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên cơ sở đó, ADC sẽ không đưa ra thêm bất cứ khuyến nghị nào về vấn đề trợ cấp trong Báo cáo cuối cùng của ADC trình lên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học Australia.

Trước đó, vào tháng 8/2016, khởi nguồn từ đơn của Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Australia, ADC đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm “nhôm ép” (aluminium extrusion) nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.

Theo đó, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp: 01/7/2015 – 30/06/2016, giai đoạn điều tra thiệt hại: từ 01/7/2012. Biên độ phá giá bị cáo buộc là 10.19%. Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc bao gồm thuế nhập khẩu ưu đãi (đối với tài sản cố định của các dự án đầu tư), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế đối với đất phi nông nghiệp.

Công ty Capral Limited đã cáo buộc sản phẩm bị điều tra của Việt Nam đã bán phá giá và nhận được trợ cấp có thể đối kháng và do đó đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, tăng hàng tồn kho.

Tin Liên Quan