Ngành cơ khí chế tạo cũng như các lĩnh vực kinh tế khác, đang đứng trước sức ép phải đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.
Sức ép ngày càn tăng mạnh và năng lực cạnh tranh càng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước, các liên ming kinh tế trong khu vực, trên thế giới đang và sắp có hiệu lực.
Cho đến nay ngành cơ khí chế tạo chưa thực sự phát triển bởi lẽ các chính sách hỗ trợ như đấu thầu, tín dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ hay xây dựng thương hiệu và bảo vệ thị trường cho Việt Nam chưa được chú trọng.
Các doanh nghiệp cơ khí nội địa thậm chí có phần chịu thiệt so với các doanh nghiệp FDI về ưu đãi thuế, cho thuê đất đai kéo dài. Vì thế ngành cơ khí chế tạo Việt Nam chưa thực sự phát triển.
Các sản khác như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng như phụ kiện máy, thiết bị thủy lực (bơm thủy lực), máy khoan từ, mũi khoan mũi mài,… chủ yếu dừng ở việc nhập khẩu và lắp ráp, đa phần là các thương hiệu quốc tế.
Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ đồng bộ và rõ ràng về công tác thị trường, cơ chế đầu tư, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ về tài chính để giúp doanh nghiệp không chỉ có thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện nay, mẫu mã sản phẩm chậm thay đổi, công nghệ ứng dụng chưa đồng bộ, kỹ sư chưa tận dụng được tối đa khả năng của phần mềm và các doanh nghiệp chưa thấy được hiệu quả công nghệ mang lại.
Luôn cố gắng và có sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp và nhà nước để tạo động lực thúc đẩy và phát triển ngành cơ khí chế tạo Việt Nam.